logo intro
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN WEBSITE CỦA CHÚNG TÔI!

Một số cách trồng cà phê kiểu mới cho năng suất cao

Ngày đăng: 08/03/2023 02:59 PM
    Cách trồng này sẽ đơn giản hơn, giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trồng và chăm sóc. Đồng thời, cây cà phê sẽ phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất thu hoạch cao, sản phẩm chất lượng từ kích thước, màu sắc, hương thơm, từ đó giá thành tăng. Cùng Bách Thiên tìm hiểu về những kỹ thuật trồng cà phê kiểu mới cho chất lượng cao, thu nhập khủng trong bài viết dưới đây nhé!

    Bách Thiên nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, người trồng cà phê phải luôn tìm hiểu, học hỏi và áp dụng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê liên tục để nâng cao hiệu quả nuôi trồng, giảm thiểu chi phí nhưng năng suất và chất lượng phải tăng. Trong đó có hương pháp trồng cà phê kiểu mới.

    Cách trồng này sẽ đơn giản hơn, giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trồng và chăm sóc. Đồng thời, cây cà phê sẽ phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất thu hoạch cao, sản phẩm chất lượng từ kích thước, màu sắc, hương thơm, từ đó giá thành tăng. Cùng Bách Thiên tìm hiểu về những kỹ thuật trồng cà phê kiểu mới cho chất lượng cao, thu nhập khủng trong bài viết dưới đây nhé!

    1/ Trồng cà phê kiểu mới bằng phương pháp ghép chồi

    Kỹ thuật trồng cà phê ghép chồi là một phương pháp nhân bản vô tính mà gần đây mới được phát triển. Mục đích ghép chồi là cải tạo những cây cà phê già cỗi, năng suất thấp, từ đó làm trẻ hóa vườn cà phê.

    Cách trồng cà phê kiểu mới này phù hợp với những hộ nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ. Ưu điểm là giúp tiết kiệm thời gian, bời bạn chỉ cần ghép chồi mới lên thân cây cũ sẵn có thay vì mất thời gian trồng lại những cây cũ. Với phương pháp ghép chồi, năng suất cà phê sẽ cải thiện đáng kể, có thể tăng 30 – 40% so với thông thường.

    Tuy nhiên, nhược điểm của cách trồng cà phê ghép chồi là giá thành cây giống tương đối cao và phải đầu tư chăm sóc nhiều.

    2/ Trồng cà phê thả đọt (ngọn)

    Trồng cà phê thả đọt hay còn gọi là thả ngọn – một kỹ thuật trồng cà phê kiểu mới đã được nhiều người dân thử áp dụng và cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội.

    – Trồng cà phê kiểu mới theo phương pháp này, cây sẽ phát triển rất mạnh, cao và đẻ nhiều thân nên mật độ dày gấp 2 lần thông thường.

    – Năng suất tăng gấp 2 lần và chi phí đầu tư sản xuất thấp hơn so với cách trồng truyền thống nhờ số lượng thân trong một gốc nhiều.

    – Tán cà phê phía dưới gốc được cắt thoáng nên quá trình chăm sóc rất thuận lợi, không tốn công cắt cành sau thu hoạch.

    – Trồng cà phê thả ngọn thì tỷ lệ độ che phủ và tạo bóng tốt nên hầu như không phải làm cỏ, nếu có thì chỉ cần cắt cỏ 1-2 đợt, không cần hoặc tưới rất ít nước vào mùa khô.

    – Trồng cà phê kiểu mới bằng cách thả đọt rất dễ áp dụng máy móc, cơ giới từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch.

     

    Ngoài ra, để cà phê thả đọt mang lại hiệu quả kinh tế cao, bạn cần lưu ý mật độ cây, cách chăm sóc cà phê mới trồng và số lượng thân của mỗi gốc. Quá trình chăm sóc, bạn phải tính toán để có thể nuôi thân mới và cắt bỏ những thân quá cao sao cho hợp lý để đảm bảo năng suất, hiệu quả cao nhất.

    3/ Trồng cà phê kiểu mới giúp tăng thu nhập với xen canh 

    Sau nhiều năm độc canh cà phê, người dân nhận thấy quá trình chăm sóc phải tưới nhiều nước, bón phân nhiều gây ra suy kiệt tài nguyên tự nhiên, xói mòn đất, hậu quả là năng suất cà phê giảm dần. Do đó, mô hình trồng cà phê kiểu mới bằng xen canh cùng với các loại cây khác như hồ tiêu, sầu riêng,… được áp dụng để cải thiện thực tế.

    Ví dụ về mô hình trồng cà phê kiểu mới với xen canh cà phê với sầu riêng, hồ tiêu như sau: Trên tổng diện tích 1,8 ha, người dân trồng 1500 cây cà phê, 100 cây sầu riêng (cứ 3 hàng cà phê trồng xen 1 hàng sầu riêng) và 200 trụ tiêu (cứ 2 hàng cà phê trồng xen 1 hàng tiêu, cây tiêu có thể cho leo bám trên cây muồng đen).

    Đây là mô hình thâm canh bền vững mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường, cụ thể là:

    – Đa dạng hóa cây trồng, giảm rủi ro về giá cả, tăng thu nhập và gia tăng hiệu quả kinh tế.

    – Cây sầu riêng và trụ tiêu có tác dụng che bóng và chắn gió, giúp điều hòa khí hậu trong vườn cây vào mùa khô, giảm được bệnh khô cành cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất.

    – Cây cà phê ưa cường độ ánh sáng trung bình, vì vậy khi trồng xen canh, cây sầu riêng được tưới nước, bón phân và trụ tiêu không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng. Do đó, cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất tăng cao, đồng thời tạo thêm thu nhập từ cây sầu riêng, hồ tiêu.

    – Trồng xen canh giúp cây cà phê chịu hạn tốt, cho năng suất ổn định và giảm thiểu sự xói mòn đất, làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón và nước.

    – Tiết kiệm chi phí chăm sóc trong từng giai đoạn.

    Tuy nhiên, mô hình trồng cà phê kiểu mới xen canh với hồ tiêu, sầu riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định:

    – Cây cà phê và hồ tiêu đều là ký chủ chung của một số loại sâu bệnh hại (rệp sáp, tuyến trùng,…) nên khi sâu bệnh phát sinh dễ lây lan từ cây cà phê sang tiêu và ngược lại.

    – Vì là các loại cây khác nhau nên trong quá trình canh tác sẽ gặp khó khăn khi phải chăm sóc đồng thời cả 3 cây cà phê, sầu riêng và hồ tiêu.

    Để tăng hiệu quả của phương pháp xen canh, bạn cần phải tính toán mật độ trồng phù hợp để đảm bảo năng suất và chất lượng cà phê. Bên cạnh đó, bà con nên cắt tỉa bớt các cành thấp để vườn cây nhận đủ lượng ánh sáng, độ thông thoáng tốt giúp tránh phát sinh sâu bệnh với phương pháp trồng cà phê kiểu mới này.

    4/ Giữ thảm cỏ 

    Không thể phủ nhận nhược điểm của cỏ dại là cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng với cây cà phê, thậm chí khi dùng phun thuốc diệt cỏ còn khiến nước bốc hơi nhanh, đất khô cứng. Nhưng nếu áp dụng kỹ thuật giữ thảm cỏ (cỏ dại mọc um tùm phủ đất), đây lại là cách trồng cà phê kiểu mới làm thay đổi hiệu quả một cách tích cực.

    Trước đây, sau khi làm sạch cỏ thì đất sẽ dễ bị khô, tốn rất nhiều lượng nước tưới cho cây cà phê, nhưng việc để cỏ dại mọc um tùm rồi mới quản lý giúp tiết kiệm nước và phân bón hơn. Ban đầu, bạn cứ để cỏ mọc tự nhiên khoảng 50-60cm rồi cắt đi, để lại tầm 10cm làm thảm cỏ sinh học. Lượng cỏ bị cắt được phun chế phẩm sinh học để biến thành phân hữu cơ. Điều này sẽ có tác dụng chống xói mòn, giữ ẩm và bổ sung hữu cơ cho đất, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và chất lượng cải thiện.

    5/ Trồng cà phê kiểu mới với phương pháp hữu cơ bằng phân trùn quế

    Trồng cà phê kiểu mới với phân hữu cơ trùn quế là một kỹ thuật sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Với phương pháp này, đất trồng và phân bón đều không sử dụng các sản phẩm hóa học, mà thay thế bằng phân trùn quế hữu cơ, các loại phân vi sinh khác. Trồng cà phê hữu cơ giúp người dân giảm thiểu chi phí chăm sóc, không lạm dụng phân bón, từ đó nâng cao năng suất thu hoạch, sản phẩm cà phê sạch chất lượng.

    Hiện nay, Bách Thiên cung cấp 4 dòng phân trùn quế cho trang trại, nhà vườn và hộ gia đình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn dòng phân bón thích hợp.

    Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
    Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
    Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
    Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.